Kiến Thức Chung

[kienthucchung][twocolumns]

12 Cung Tử Vi

[12cung][twocolumns]

14 Chính Tinh

[chinhtinh][twocolumns]

Tứ Hoá - Tứ Sát - Tuần Triệt

[4hoa4sat_tuantriet][twocolumns]

Các vòng sao trong tử vi

[vongsao][twocolumns]

Phụ Tinh

[phutinh][twocolumns]

Nghiệm Lý Lá Số

[nghiemly][twocolumns]

Popular Posts

Dùng nhiều so sánh ngũ hành trong tử vi : Lợi bất cập hại.

Những người mới học tử vi thường có những so sánh về ngũ hành. Đơn giản vì nó dễ áp dụng, dễ dùng, có thể so 1 phát ra luôn. 

Ví dụ:
- So sánh ngũ hành mệnh và cục (ghi sẵn trên thiên bàn).
- So sánh ngũ hành chính tinh và ngũ hành mệnh.
- So sánh ngũ hành chính tinh và ngũ hành cục.
- So sánh ngũ hành chính tinh và ngũ hành cung (Tý là thuỷ, Ngọ là hoả, Thân là kim v.v…)
- So sánh ngũ hành chính tinh và phụ tinh.
Và nhiều kiểu so sánh tự nghĩ, tự suy, tự luận ra khác nữa.

Thực ra, so sánh cũng được, nhưng các quy luật nhiều khi lại không đơn giản nhẹ nhàng.
- Ngũ hành có sinh và khắc. Nhưng ngoài sinh và khắc, còn có phản sinh, phản khắc, tương thừa, tương vũ. Cũng là các quan hệ của ngũ hành.
Ngũ hành lại còn phân âm dương. Dương khắc dương hay âm khắc âm mới thực là khắc. Dương khắc âm hay âm khắc dương nhiều khi lại có ý nghĩa tốt chứ không hẳn là xấu.
- Ngũ hành mệnh và cục đều là ngũ hành nạp âm. So sánh với nhau còn hợp lý. Các ngũ hành khác không phải là ngũ hành nạp âm. Do đó đem so sánh với ngũ hành mệnh, cục hơi khiên cưỡng.
- Ngũ hành nạp âm lại có các giai đoạn sinh, thành, vượng, yếu khác nhau. Nếu chỉ đơn giản so sánh ngũ hành vs ngũ hành, mà không để ý đến mạnh hay yếu, cũng là thiếu sót.
- Từ ngũ hành cục, chúng ta an ra đường vòng trường sinh. Cũng từ cục, kết hợp với ngày sinh, chúng ta an ra chính tinh với thế đứng 14 sao. Như vậy, chính tinh với thế đứng của nó, kết hợp với vòng trường sinh, đã chỉ ra độ vượng suy nhất định. Kết hợp thêm so sánh ngũ hành nữa, sẽ gây rối loạn.
- Như ý trên, thế đứng chính tinh kết hợp vòng trường sinh đã chỉ ra độ vượng suy, có nhận định khá tốt rồi. Nếu kết hợp so sánh với ngũ hành cung (Tý là thuỷ, Ngọ là hoả, Thân là kim v.v…) vừa rối loạn, vừa sinh ra những câu hỏi không đáng có. Ví như tại sao Thất Sát hành Kim, mà lại miếu ở Dần và Ngọ. Đồng thời miếu ở Thân và Tý. Trong khi tại Dậu không miếu địa.

Vậy ngũ hành của sao trong tử vi, thực chất là gì.
Thực chất là các tính chất, ý nghĩa của sao, quy về 5 nhóm.
Ngũ hành trong tử vi là ngũ hành thiên vị, không phải ngũ hành công bằng.
- Hành THỔ được chọn làm chuẩn mực của cái tốt, của quý nhân, có quyền năng cứu giải đặt lên các hành khác.
Tử Vi Thiên Phủ Lộc Tồn, và những sao này không bao giờ hãm địa.
Cát tinh thường thuộc Thổ.
Sao hành thổ khi xấu là sự u mê, tối tăm. Như sao Thai.
- Hành HỎA là hành đại diện cho sát tinh, tàn phá, khắc nghiệt, giết chóc.
Các hung sát tinh hạng nặng phần nhiều là hành hoả.
Sao hành hoả khi tốt là sáng lập, dẫn đầu, mạnh mẽ, quyết liệt, tính năng động. Sao hành hoả khi tốt chủ lễ nghĩa.
- Hành MỘC được chọn cho nhân từ cứu giải.
Thiên Lương được chọn cho hành mộc với ý nghĩa thầy thuốc nhà giáo nhân hậu cứu khổ cứu nạn.
Sao hành Mộc khi xấu, thể hiện hao bại tinh, tuy nhiên không quá mạnh, ý nghĩa không rõ ràng. Thường sao hao bại tinh không đủ mạnh xếp vào hành khác thì xếp vào hành Mộc.
- Hành THỦY được chọn cho suy bại bệnh tật hao mòn hoang hủy.
Các sao thuộc thủy đều ám tàng bệnh tật và sự phá hoại kiểu rút ruột ăn chơi dâm dật, bệnh tật ăn dần ăn mòn cơ thể.
Tham Lang được TTL chủ động lựa chọn hành thủy với ý nghĩa ăn chơi sa đọa.
Sao hành Thuỷ khi tốt thì cũng mang ý nghĩa tu hành, phiêu đãng, hoặc sinh lực bất tận.
- Hành KIM được chọn cho khó khăn vất vả kinh tài buôn bán.
Sao hành Kim thể hiện các tai hoạ thực tế, sự vất vả. Nhưng cũng thể hiện tiền tài. Đều là những thứ thực tế, chân thực, gắn liền với cuộc sống hằng ngày, rõ ràng, dễ thấy.


Vì thế. Ngũ hành của sao trong tử vi, không nên đem so sánh với ngũ hành mệnh. Vì bất cứ tuổi nào, cũng có người cẩn trọng (Thổ), ăn chơi sa đoạ (thuỷ), buôn bán giỏi (kim), nóng nảy khắc nghiệt (hoả) v.v….
Bất cứ ngũ hành mệnh nào, cũng có thể ăn trọn được tính chất của các chính tinh, chứ không phải chỉ người mệnh Thổ mới ăn được Tử Phủ, người mệnh Hoả mới ăn được Thái Dương.
Vì ngũ hành sao là thể hiện tính chất. Khi soi xét tính chất, cục nhựa được mài thành dao cũng có hành kim, mà cục đá (thổ) được mài thành dao, cũng có hành kim.
Người mệnh Kim thì chúng ta nên so sánh với cái nào đây, so với tính chất (dao nhọn, cắt, đâm), hay so với vật liệu (nhựa, đá) để biết ăn được hay không được.
Thế nên khi đã mông lung khó định và thiếu cơ sở vững chắc, tốt nhất đừng dùng.

Người mới học tử vi, không nên dùng quá nhiều ngũ hành. Bởi hơn 100 thần sát với ý nghĩa khác nhau, cộng thêm chính tinh, tuần triệt, đã thể hiện quá nhiều sự tương tác giữa can vs can, can vs chi, hay tương tác giữa các yếu tố năm, tháng, ngày, giờ rồi.

Không có nhận xét nào: